Khi người khách của ông thẩm phán quay lại đã gần năm giờ chiều. Anh nói:
- Thưa ông thẩm phán, tôi đến để từ giã và cám ơn về.
Nhưng anh không để ý đến câu nói và quên mất, anh ngập ngừng ngước lên.
Ánh mắt ông thẩm phán đầy nhân ái:
- Anh còn có gì băn khoăn?
Thanh niên trẻ nói:
- Thưa ông thẩm phán, có cần cho Freddy ăn thêm không? Tim đâu ra quanh khu nhà sang trọng này một phụ nữ có lương tâm thông cảm? Tôi đưa chúng vào nhà bà Allen đó, nhưng bà ấy nhăn mặt, lảng tránh chúng nó, bà ấy không muốn dính tới chuyện rắc rối, không quan tâm tới vấn đề tế nhị của chúng. Bà ấy chỉ mời chúng bánh ngọt, cô ca, và để chúng chơi đùa.
- Nhưng anh bạn thân mến…
- Ngày nay người ta dạy các em những gì, ngài thẩm phán? Ăn cho no bụng, uống cho đỡ khát, tránh đối diện với thực tế, chơi cho đã, đừng có khóc cho người thân chết, ráng vượt qua và hãy nghĩ tới một chuyện nào khác.
Ông thẩm phán hiền từ nói:
- Tôi e rằng cậu bé hôm nay cô đơn, nhưng chỉ tối nay thôi. - Giọng ông thành du dương - Không ai tránh khỏi buồn phiền khi tình huống ập tới.
- Ông bỏ qua cho, tôi lại muốn cậu ấy còn buồn khổ được chút đỉnh. Để cậu ấy khóc cho mở tấm lòng ra, rửa sạch những hận thù đen đúa đi. Tôi phải về đây. Chuyện này chẳng liên quan gì tới tôi. Đây là chuyện, chỉ cần trái tim một phụ nữ là giải quyết được.
Anh bắt đầu hành động, với tay lấy telephone:
- Cậu ấy còn cô giáo chủ nhiệm, tôi không thể bàng quan. Ngài đồng ý cho tôi thử cố gắng xem.
- Dĩ nhiên rồi, Mike.
Nói rồi, ông thẩm phán buông tấm thân gày gò, xương xẩu xuống ghế bành. Mike cố tìm hỏi số điện thoại của cô Dana từ Ban Giáo Dục.
- Cô Lillian Dana phải không ạ? Tôi là Russell. Cô có nhớ cậu họ trò Freddy Titus không ạ?
Giọng cô rất vui vẻ:
- Vâng, có chứ. Em ấy ở trong lớp tôi.
- Cô Dana ạ, có một chuyện nho nhỏ. Cô biết nhà Thẩm phán Kittinger chứ ạ? Cô có thể quá bộ tới đây được không ạ?
- Có chuyện gì thế ông?
- Con chó con của Freddy chết vì bã. Tôi e rằng Freddy buồn lắm. Không có ai ở đây chia sẻ với cậu ấy cả. Cha mẹ cậu ấy đi vắng chỉ có một bà nào đó coi sóc cậu ấy thôi.
Những câu giải thích gọn, cẩn thận của Mike bùng nổ thành tức giận, “không có một thông cảm tưởng tượng nào hơn được chỉ giúp một mẩu cây để chống đỡ".
Anh nghe thấy một tiếng thở ra:
- Tôi muốn giúp cậu ấy, cô Dana ạ, nhưng tôi là đàn ông, lại lạ, không ở khu đó, còn ông thẩm phán thì... Anh ngập ngừng.
- ... thì già - Ông thẩm phán ngồi trong ghế nhắc.
Giọng trên điện thoại chậm chậm:
- Tôi rất tiếc, em Freddy lại rất giỏi.
- Cô xử sự như bạn cậu ấy chứ?
- Vâng, chúng tôi như bạn…
- Vậy thì cô sẽ đến chứ? Chúng tôi moi được trong đầu cậu ấy một tư tưởng thật kinh khủng. Cậu ấy nghĩ rằng một ông ở nhà đối diện cố tình đánh bã con chó của cậu ấy. Cậu ấy tin chắc như vậy. Cậu ấy không khóc mới đáng ngại.
Cô Dana lại thở ra. Mike nói tiếp.
- Greenwood Lane và Hannibal Street, góc Đông Nam.
Cô giáo quyết định:
- Tôi sẽ đến, tôi có xe, càng nhanh càng tốt.
Russell quay lại, bắt gặp ông thẩm phán đang cắn môi. Anh nhún nhường hỏi:
- Tôi có làm quá không, thua ông?
Giọng thẩm phán khô rang và rõ ràng:
- Tôi không chịu được cái thành kiến ngang bướng của cậu bé nữa, cũng như bạn. Tôi đồng ý là phải làm cho cậu ấy hiểu. Nhưng... Thẩm phán trở mình trên ghế... Ông cụ Matlin cũng điên, Mike à. Có cái gì đó trầm trọng và ngốc nghếch, nên ông ấy trở thành nạn nhân. Ông ấy chẳng may, cưới một góa phụ có đứa con gái thọt. Cưới nhau chẳng bao lâu, bà ấy ngã bệnh. Ông ấy lại chẳng giàu có, phải bảo trì một cơ ngơi quá lớn.
- Ông ấy làm nghề gì ạ?
- Nhiếp ảnh gia. Ông ấy cố phấn đấu hết mình nhưng trong hoàn cảnh căng như vậy, Mike ạ. Cô bé tật nguyền cố chăm sóc nhà cửa, tận tụy với mẹ. Ông cụ Matlin cũng làm việc hết mình và tận tụy. Thê mà hậu quả là vẫn nhấm nhẳng với nhau, căng thẳng với nhau, xô xát, to tiếng. Mặc dù vậy, dĩ nhiên chẳng nên gây thù oán với lũ trẻ.
Mike sâu sắc nhận xét:
- Bọn trẻ cũng có phần trách nhiệm. Chúng khoái tưởng tượng ra một ông hàng xóm ba bị để tăng cảm giác đe dọa. Vậy là ông cụ trở thành đối tượng các trò tinh quái của chúng. Một kẻ thù.
Ông thẩm phán thở dài:
- Đúng thế.
- Như vậy là câu chuyện hoang đường, tưởng tượng của chúng được thêu dệt. Những tin chúng đồn đại ra thế nào cũng có chi tiết về cụ Matlin. Ta không thể một sớm một chiều mà phá bỏ chuyện tưởng tượng của chúng được.
- Làm sao mà làm cho chúng hết hoang tưởng ngay được - Ông thẩm phán nói mà trĩu nặng ưu tư, đứng dậy khỏi ghế.
Chàng thanh niên bóp trán:
- Thưa ông, tôi không chịu được những chuyện như vậy. Chúng ta chẳng hề biết trong đầu bọn trẻ nghĩ gì, hoặc những ai là anh hùng của chúng. Cụ thể chúng chỉ là một bọn nhóc, ông thấy nên khuyên chúng những gì?
- Cuối cùng chúng ta phải khuyên chúng gì đây - ông thẩm phán nói rõ và sâu xa - Dù cụ Matlin có nói gì chăng nữa, ở đây không phải khu nhà ổ chuột.
Ông bồn chồn bước lại cửa sổ, ông táy máy cái núm chỉnh màu. Thình lình ông bảo Mike:
- Từ căn nhà mát của tôi ở cuối vườn, anh bạn có thể nghe lén chúng nói gì. Chúng tụ tập dưới cây sồi ấy. Đi nghe coi Mike.
Chàng thanh niên đứng nghiêm:
- Vâng ạ!
Ông thẩm phán nói bẽn lẽn:
- Vì chúng ta cần biết…
Bọn trẻ ngồi dưới tán cây sồi, nơi chỗ trũng nhiều cỏ, Freddy ngồi giữa. Mặt căng thẳng. mắt không rời quan sát nhà kẻ thù. Các đứa khác nhìn nó, cúi đầu hay quan sát những bàn tay dính đất mân mê những cọng cỏ.
Chúng không nói chuyện, chúng như chìm ngập trong bầu không khí nặng nề, dỗi hờn vì bị ức hiếp, buồn bực vì phải chịu bất công. Lâu lâu, một đứa lại tuyên bố gì đó rồi lại chìm vào yên lặng, càng làm tình trạng xấu hơn.
Ông thẩm phán ngước mắt lên khỏi tờ báo:
- Có nghe được gì không?
Mike trả lời nho nhỏ:
- Có ạ, chúng than phiền về luật pháp, tham nhũng thối nát. Chúng quả quyết cụ Matlin đã đánh bã con chó. Chúng đóng vai Hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood phải khôn khéo bênh vực kẻ yếu, người bị áp bức và chó. Chúng cho là chúng đang bàn tới công lý. Chúng đang đợi đêm tới. Chúng nói tới vũ khí - những thứ duy nhất mà chúng có - những khẩu súng nhựa.
- Trời đất!
- Ngài đừng lo. Sẽ không có gì ngyy hiểm đâu.
- Anh định sẽ làm gì?
- Ngăn chặn chúng.
MỤC LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét